Tìm kiếm
Close this search box.

Vải Viscose là gì? Đặc điểm và ứng dụng nổi bật

Vải Viscose (vải Rayon) là một trong những loại vải có thành phần chính từ chất xơ của cây gỗ như tre, mía, đậu nành,… Sợi vải có cấu trúc tương tự như vải cotton nên đặc tính, độ mềm mại và thoáng mát cũng tương tự như cotton. Nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về loại vải này, hãy cùng Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn tham khảo nội dung dưới đây.

Viscose là gì?

Vải Viscose (sợi lụa nhân tạo, vải Rayon) là loại vải bán tổng hợp có thành phần chính là chất xơ cellulose từ bột gỗ cây sồi, bạch đàn, tre, mía, đậu nành,… Quy trình sản xuất vải liên quan đến việc hòa tan cellulose trong dung dịch kiềm và carbon disulfide, sau đó hệ thống kéo sợi sẽ tạo sợi vải mỏng, nhẹ. Kết quả sau sản xuất là chất vải khi sờ vào có cảm giác mềm mại, mượt mà như loại lụa tự nhiên.

Thậm chí, Viscose cũng được quảng cáo như một loại sợi có thể thay thế cho cotton và polyester. Khi mặc trang phục may từ Viscose, người mặc cảm thấy thoáng mát, thoải mái nhưng giá thành hợp lý nên không ít người tìm mua quần áo từ loại vải này. Bên cạnh đó, Viscose có thể may được nhiều loại trang phục khác nhau như quần áo đồng phục, váy, khăn trải giường,…

Chất liệu vải Viscose
Chất liệu vải Viscose được cho là có khả năng thay thế vải cotton và polyester

>>>Xem thêm: Tổng hợp các loại vải may đồng phục spa đẹp

Nguồn gốc ra đời và phát triển của vải Viscose

Vải Viscose được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1883 từ các nước châu Âu. Vào thời điểm này, nhà khoa học người Pháp – Hilaire de Chardonnet đã sáng chế ra Viscose thay thế cho tơ tằm truyền thống. 

Phải đến năm 1892, vải sợi Viscose mới được cấp bằng sáng chế. Trong đó, các nhà khoa học Edward John Bevan, Charles Frederick Cross và Clayton Beadle từ Anh Quốc là những người hoàn thiện và đưa chất liệu này ứng dụng sâu rộng vào đời sống.

Quy trình sản xuất của vải Viscose

Quy trình sản xuất chất liệu Viscose trải qua 6 bước chính như sau:

  • Bước 1 – Xử lý nguyên liệu đầu vào: Đầu tiên, người ta xay nhuyễn cellulose đầu vào sao cho độ tinh khiết của cellulose đạt ít nhất 90%.
  • Bước 2 – Xử lý kiềm (Mercerization): Hòa tan cellulose vừa thu được trong dung dịch Natri Hydroxide (NaOH) để loại bỏ tạp chất, màu cellulose kiềm có màu nâu gỗ.
  • Bước 3 – Xử lý tạp chất lần 2: Cellulose được loại bỏ tạp chất nhờ vào con lăn, sau đó cắt thành nhiều mảnh nhỏ.
  • Bước 4 – Xử lý với carbon disulfide: Hỗn hợp cellulose tiếp xúc với carbon disulfide được hòa tan trong Natrihidroxit. Thành phẩm thu được là Viscose. Tiếp tục hòa tan, ngâm Viscose trong vài giờ.
  • Bước 5 – Tạo sợi vải Viscose: Dung dịch được đẩy qua máy đùn sợi để tạo sợi vải Viscose (cellulose phát sinh). Sợi vải thu được ngâm trong acid sunfuric rồi mới kéo và rửa sạch.
  • Bước 6 – Dệt vải: Sợi vải Viscose được dệt thành khổ lớn, đóng gói và tiêu thụ theo yêu cầu từ xưởng may.
Quy trình tạo sợi vải Viscose
Một trong những quy trình tạo sợi vải Viscose

Các loại vải Viscose phổ biến

Viscose là loại vải đa dạng và có nhiều biến thể, trong đó nổi bật nhất là 3 loại vải Viscose: Vải Viscose nguyên chất, HWM Rayon (HWM Viscose) và vải Viscose có độ bền cao, chi tiết về 3 loại vải này như sau:

Vải sợi Viscose nguyên chất

Chất liệu Viscose nguyên chất chiếm phần lớn thị phần trên thị trường hiện nay. Đặc điểm nổi bật của loại vải này là dễ co lại khi giặt ướt nên thường nhà sản xuất khuyến khích người mặc nên giặt khô.

Vải Viscose nguyên chất có độ mềm mượt cao, khả năng thấm hút tốt. Trang phục từ chất Viscose giữ mà tốt, độ bóng cao nên được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang dành cho phái nữ.

Vải sợi Viscose nguyên chất
Vải sợi Viscose nguyên chất được sử dụng phổ biến trong may mặc cho phái nữ

HWM Rayon (HWM Viscose)

Vải HWM Rayon nổi bật với khả năng thấm hút và giữ hơi ẩm tốt. Loại vải này được sản xuất bằng cách xử lý cellulose với các hóa chất bổ sung để tăng cường độ bền và khả năng chịu ẩm, do đó HWM Rayon bền, ít co rút hơn so với Viscose nguyên chất.

Vải HWM Rayon
Vải HWM Rayon ít bị co rút sau khi giặt bằng máy

Vải Viscose có độ bền cao

Vải Viscose có độ bền cao có khả năng chịu lực tốt hơn cả HWM Rayon nên được ứng dụng nhiều trong các hàng dệt may hay công nghiệp sản xuất lốp xe. Giá vải Viscose độ bền cao cũng khá rẻ nên thành phẩm cũng có giá tương đối rẻ.

Viscose có độ bền cao
Sản phẩm vải Viscose có độ bền cao

Ưu điểm và nhược điểm của vải Viscose

Chất liệu vải Viscose sở hữu một số ưu nhược điểm đặc biệt. Dưới đây là những điểm mạnh và hạn chế của loại vải này:

Ưu điểm của vải sợi Viscose

Một số ưu điểm của sợi vải Viscose như sau:

  • Vải bán tổng hợp nhưng đặc tính không thua kém các loại tơ tằm hay cotton.
  • Giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại vải khác có cùng tính chất trên thị trường.
  • Khả năng thoáng khí cao nhờ vào kết cấu sợi vải tự nhiên, giữ nhiệt tốt, thấm hút vừa phải nên hạn chế tình trạng sản sinh nấm mốc.
  • Bề mặt vải mềm mại, không xảy ra hiện tượng tích điện hay bám dính khó chịu.
  • Vải giữ form dáng tốt, bền màu nên ít bị phai màu sau nhiều lần giặt.
  • Chất liệu vải chủ yếu từ cellulose tự nhiên nên có khả năng phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường.
  • Có khả năng drape (rũ xuống) nên tạo cảm giác mềm mại cho trang phục.
  • Có nhiều cơ sở sản xuất vải Viscose nên việc mua vải Viscose cũng dễ dàng, thuận tiện cho người dùng có nhu cầu.
Chất Viscose có khả năng rũ xuống
Chất Viscose có khả năng rũ xuống, giúp trang phục trở nên mềm mại hơn

Nhược điểm của vải sợi Viscose

Ngoài những ưu điểm ở trên, vải Viscose vẫn còn một số nhược điểm nhỏ như:

  • Quá trình sản xuất vải Viscose sản xuất khá nhiều bột gỗ nên thường tàn phá rừng.
  • Hóa chất sản xuất vải được dùng khá nhiều và với nồng độ cao nên dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
  • Vải dễ bén lửa dù chỉ là ngọn lửa rất rất nhỏ.

Ứng dụng của chất liệu Viscose trong ngành thời trang

Chất liệu vải Viscose có rất nhiều ứng dụng trong ngành thời trang, điển hình như:

  • Đồng phục Spa: Đồng phục Spa cần phải có sự thoải mái nên chất vải phải thoáng khí suốt cả ngày. Trong khi đó, chất liệu vải Viscose mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt nên mang lại cảm giác dễ chịu cho người mặc. Chất vải có độ bóng nhẹ, dễ may nhiều kiểu trang phục cho nhân viên Spa.
  • Áo Polo: Áo Polo từ chất Viscose có sự thoải mái nhờ vào đặc tính mềm mại, thấm hút tốt. Form dáng áo Polo từ vải Viscose cũng được giữ lâu sau nhiều lần giặt, người mặc trông chỉn chu hơn khi diện loại áo này từ vải Viscose.
  • Áo T-shirt: Nhiều nhà xưởng thường ưu tiên mua vải Viscose để may áo T-shirt bởi loại vải này khi chạm vào sẽ tạo cảm giác mềm mại, dễ chịu ngay từ lần chạm đầu tiên. Đặc biệt, nếu Viscose còn kết hợp với Cotton và Spandex sẽ tăng khả năng thấm hút, co giãn, giúp người mặc thoải mái vận động hơn.
  • Quần short thể thao: Quần short thể thao cần có độ co giãn và thoáng khí vừa phải. Trong khi đó, chất vải Viscose hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu này. Một số xưởng sản xuất sẽ kết hợp Viscose cùng Elastane để tăng độ đàn hồi, phù hợp cho hoạt động thể thao.
  • Áo chống nắng: Áo chống nắng từ chất Viscose tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoáng khí và bảo vệ làn da khỏi tia nắng mặt trời. Khả năng giữ màu của vải tương đối tối, giúp áo ít bị phai màu khi dùng dưới trời nắng gắt.
Ứng dụng của vải Viscose
Một số ứng dụng phổ biến nhất của vải Viscose

Hướng dẫn bảo quản và sử dụng vải Viscose

Mặc dù vải Viscose có độ bền cao nhưng trang phục may từ loại vải này vẫn cần được bảo quản và sử dụng đúng cách để duy trì độ bền và form dáng trang phục. Dưới đây là hướng dẫn bảo quản, sử dụng vải Viscose chi tiết:

  • Ưu tiên giặt bằng tay: Hầu hết chất Viscose (nhất là Viscose nguyên chất) đều dễ bị hỏng nếu tác động mạnh. Do đó, nhiều nhà sản xuất khuyến khích người mặc nên giặt tay để bảo vệ form trang phục.
  • Sử dụng nước lạnh khi giặt, không nhào vắt: Nước lạnh sẽ giúp chất liệu vải Viscose không bị co và không nhào vải giúp vải không bị nhão, giãn quá mức.
  • Chọn bột giặt có độ pH trung tính: pH trung tính trong bột giặt giúp sợi vải không bị “tổn thương” sau nhiều lần giặt. Nếu bạn không biết nên chọn loại bột giặt nào trung tính, có thể chọn nước giặt cho bé vì loại nước giặt này thường rất lành tính.
Giặt vải Viscose bằng tay
Nên giặt vải Viscose bằng tay để giúp vải giữ form dáng lâu nhất

Địa chỉ cung cấp vải Viscose chất lượng

Đồng Phục Sài Gòn là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp vải Viscose cùng các loại vải may đồng phục chất lượng khác. Đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm về may đồng phục, cung cấp giá vải Viscose cao cấp, giá cả hợp lý nhất hiện nay.

Khi mua hàng tại Đồng Phục Sài Gòn, khách hàng được đơn vị đảm bảo về:

  • Chất liệu vải được chọn lựa kỹ càng, đáp ứng đầy đủ mọi chỉ tiêu về độ mềm, thoáng mát, độ thấm hút.
  • Giá vải Viscose hợp lý, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, kể cả những vị khách khó tính nhất.
  • Mang đến trải nghiệm trọn vẹn từ khâu mua vải Viscose, chọn lựa mẫu mã, thiết kế và sản xuất.
  • Đội ngũ kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn loại vải phù hợp với nhu cầu và khả năng của khách hàng.
  • Hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc, giao hàng tận nơi dù bạn ở bất kỳ đâu.
  • Có chính sách bảo hành, hoàn hàng, đổi mới nếu sản phẩm lỗi hoặc không đúng mẫu mã.
  • Đa dạng mẫu trang phục, từ quần áo thun, polo cho đến đồng phục vest, áo sơ mi,…
  • Đơn vị cam kết giá tốt nhất thị trường, chất lượng bền bỉ, đẹp đến từng đường may mũi chỉ.
Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn
Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín cho khách hàng

>>>Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Tổng kết

Vải Viscose gần đây được rất nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn bởi xu hướng thời trang bền vững, bảo vệ môi trường đang ngày càng lan rộng. Những chiếc áo đồng phục trong công ty, lớp học từ Viscose cũng đần được đón nhận và yêu thích hơn. Nếu khách hàng đang cần tìm hiểu thêm về loại vải này, vui lòng liên hệ đến Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi
Chính sách chiết khấu lên đến 50% cho những đơn hàng lớn.
Click báo giá ngay!