Tìm kiếm
Close this search box.

Vải CVC là vải gì? So sánh tính chất vải CVC và Tici

Xu hướng thời trang không ngừng biến đổi đã khiến cho những công nghệ sản xuất, chất liệu may mặc,… cũng ngày một biến động và phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, thị trường vải vóc cũng buộc phải không ngừng cải tiến từng ngày để đạt được chất lượng cao và những ưu điểm siêu việt nhất. Hôm nay, Đồng Phục Sài Gòn sẽ giới thiệu cho các bạn một loại vải CVC hiện đang vô cùng “hot” trên thị trường dạo gần đây bởi những ưu điểm nổi trội mà giá cả lại vô cùng hợp lý.

Tham khảo thêm: Bảng màu vải CVC đẹp nhất 2024

Bảng màu vải cvc
Bảng vải CVC của Đồng Phục Sài Gòn

1. Khái niệm cơ bản về vải CVC?

Trong những năm trở lại đây, cụm từ “Chief Value of Cotton” hay gọi tắt là CVC đã dần trở nên phổ biến trong lĩnh vực may mặc ở Việt Nam. Vậy rốt cuộc vải CVC là gì mà lại có sức ảnh hưởng to lớn đến vậy?

 Vải CVC là sự kết hợp giữa sợi bông tự nhiên và sợi polyester, là kết tinh ưu điểm giữa hai loại sợi này. 

Hàm lượng cotton chứa trong vải CVC thường ở mức trên 50% nên vải có độ mềm mượt dễ chịu, khoáng khí tốt. Xét về giá thành thì vải CVC nằm trong mức giá tầm trung, hợp lý, vừa túi tiền của đại đa số khách hàng, được xem là sự lựa chọn hàng đầu không chỉ của khách hàng mà còn là của nhà sản xuất.

Bên cạnh đó thì trong vải CVC có một lượng polyester nhất định giúp cho vải có tính đàn hồi cao, chống co rút, chống phai màu sau nhiều lần giặt ủi. Vải CVC được chia thành 2 loại chính dựa theo kết cấu:

  • Một là loại vải CVC thông thường, các sợi cotton và polyester đan xen lẫn nhau.
  • Hai là loại vải thun CVC 2 da, một mặt là sợi bông và một mặt khác là sợi polyester.
vải cvc là gì?
Vải CVC là sự kết hợp giữa sợi cotton tự nhiên và sợi polyester

2. Nhận diện các loại vải CVC theo bảng thành phần

Vải CVC có nhiều loại, dựa theo tỷ lệ cottonpolyester mà người ta chia thành 3 loại chính:

  • Vải CVC 60/40: thành phần cotton chiếm 60% và 40% còn lại là polyester
  • Vải CVC 65/35: thành phần cotton chiếm 65% và 35% còn lại là polyester
  • Vải cotton 35/65: thành phần cotton chỉ chiếm 35% và phần lớn 65% còn lại là polyester, loại vải này chính là vải Tici 

Ngoài 3 loại vải cotton pha trộn với polyester kể trên thì vẫn còn rất nhiều loại vải có tỷ lệ pha trộn khác nhau như: 95/5, 83/17, 80/20,…

3. Ưu điểm nổi trội của chất liệu CVC

Chúng ta đều biết rằng, lượng cotton trong vải càng cao thì độ mềm mại khi mặc cũng sẽ tăng theo, độ thấm hút mồ hôi cũng được nâng lên, vậy nên loại vải làm từ 100% cotton sẽ được ưa chuộng nhiều hơn, nhưng vì sao các đơn vị dệt may vẫn thường chọn các loại vải có sự kết hợp giữa cotton và polyester? 

Có rất nhiều lý do để họ làm vậy, nhưng một trong những lý do hợp lý nhất là vì muốn vải có độ bền nhất định, nếu dùng 100% cotton thì vải rất dễ bị co rút sau một thời gian sử dụng, lại còn dễ bị nhăn, biến dạng do trải qua nhiều lần giặt giũ.

Với hàm lượng polyester chứa trong vải ở mức ổn định, giúp sản phẩm được may từ CVC có kết cấu bền chắc hơn, ít bị nhăn và co rút sau nhiều lần giặt ủi. Đó là lý do mà nhiều công ty, xí nghiệp, trường học,…chọn loại vải này để làm vải may đồng phục, bên cạnh đó là chi phí phải chăng mà chất lượng thì tốt đến mức không có gì để bàn cãi.

ưu điểm vải cvc
Ưu điểm nổi trội của chất liệu CVC

Thay vì sử dụng vải được làm hoàn toàn từ cotton sẽ khiến giá thành bị đôn cao, các nhà sản xuất sẽ lựa chọn phương án an toàn và hợp lý hơn là vải CVC – loại vải có tỷ lệ cotton cao và kết hợp chung với polyester, vừa tiết kiệm được một khoản chi phí, vừa tối ưu hóa được các ưu điểm của cotton và polyester.

4. So sánh tính chất vải CVC và Tici

Về mặt tính chất:

  • CVC là loại vải có thành phần cotton cao trên 50%, được xử lý qua công nghệ chống mốc, chống mục nên vải có khả năng thoát khí, thấm hút mồ hôi tốt, duy trì độ bền cao dù qua nhiều lần giặt ủi, đặc biệt là vô cùng phù hợp với thời tiết nắng nóng quanh năm ở nước ta.
  • Vải Tici cũng là loại kết hợp giữa vải cotton pha trộn cùng polyester, nhưng thành phần cotton rất thấp, trong khi đó thì polyester chiếm hơn 50%. Với tỷ lệ chênh lệch này, Tici vừa có độ mềm mại từ cotton và độ bền từ polyester, tuy vậy độ mềm mại sẽ không bằng CVC vì lượng cotton thấp hơn rõ rệt, phù hợp để may đồ thể thao, đồng phục,…

Cách phân biệt và nhận dạng:

Dùng một mẫu vải nhỏ để đốt lên thử và quan sát hiện tượng:

  • Chất vải CVC thường sẽ đốt cháy rất nhanh, có mùi như giấy cháy và tro dễ tan khi dùng tay vò nhẹ.
  • Chất vải Tici khi đốt thì ngọn lửa bị cháy yếu, phần tro tàn khi đốt xong sẽ  bị vón cục một phần.

Về mặt giá thành:

Căn cứ vào những đặc điểm nổi trội trên thì một sự thật hiển nhiên là giá thành của vải CVC sẽ nhỉnh hơn so với vải Tici. Vậy nên, tùy vào nhu cầu của bản thân, hoàn cảnh, môi trường và ngân sách kinh tế mà chúng ta sẽ đưa ra lựa chọn. Ví dụ như bạn chỉ có nhu cầu duy trì độ bền cho sản phẩm và không đánh giá quá cao về mặt thẩm mỹ thì có thể lựa chọn vải Tici; trong trường hợp bạn có kinh tế khá giả hơn và đặt nhu cầu thẩm mỹ đi đôi với độ bền thì có thể lựa chọn vải CVC.

>>> Tham khảo thêm 1 số loại vải khác:

Tổng kết

Trên đây là những kinh nghiệm và sự am hiểu của Đồng Phục Sài Gòn về chất liệu vải CVC, hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, nâng cao tầm hiểu biết của mình hơn trong lĩnh vực thời trang và từ đó đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào thì có thể liên hệ với chúng tôi

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
MẠNG XÃ HỘI