Vải Acrylic là loại vải tổng hợp từ sợi Acrylic và đang dần thay thế len và sử dụng rất rộng rãi trong ngành dệt kim. Với nhiều đặc tính vượt trội và tính đa dạng về mẫu mã, vải Acrylic được không ít thương hiệu thời trang lẫn các xưởng may trang phục giá rẻ lựa chọn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại vải này cùng Đồng Phục Sài Gòn ngay sau đây.
>>>Xem thêm: Tổng hợp các chất liệu vải may đồng phục spa đẹp
Vải Acrylic là gì?
Vải Acrylic (len nhân tạo) có thành phần là các sợi Acrylic từ Acrylonitrile. Chất liệu này có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá,… kết hợp cùng các hóa chất khác để tạo sự hấp thụ thuốc nhuộm cho vải. Quy trình sản xuất vải Acrylic gần tương đồng như quy trình của polyamide (nylon) và polyester.
Sự ra đời và phát triển của chất liệu vải Acrylic
Chất vải Acrylic được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1941 trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học Dupont. Trong quá trình nghiên cứu, cải tiến sợi rayon, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra sợi Acrylic. Ban đầu sợi vải này được gọi là sợi A, sau đó mới được đặt tên là Orlon.
Sau khi phát hiện sợi Acrylic, Dupont đã nghiên cứu loại sợi này như một phương án thay thế cho len. Tuy nhiên, họ lại gặp khó khăn trong việc nhuộm và kéo sợi. Mãi sau khi sợi vải nylon và polyester đang phát triển, nhà sản xuất phải tạm ngừng nghiên cứu Acrylic.
Đến năm 1950, Dupont mới tiếp tục nghiên cứu và sản xuất những chiếc áo len đầu tiên từ sợi Acrylic. Đến 1970, việc dùng vải Acrylic bị hạn chế do gia tăng phong trào bảo vệ môi trường, nhất là khi có thông tin cho rằng quá trình sản xuất và thành phẩm vải Acrylic chứa chất độc hại gây ung thư.
Ngày nay, chất liệu Acrylic được sản xuất chủ yếu tại khu vực Viễn Đông, Ấn Độ, Nam Mỹ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ. Một số nhà sản xuất vẫn còn sử dụng sợi Acrylic trong sản xuất may mặc.
Chi tiết quy trình sản xuất sợi vải Acrylic
Quy trình sản xuất chất vải Acrylic bao gồm 3 bước: Tạo sợi, kéo sợi và dệt vải len. Chi tiết về 3 bước này như sau:
Bước 1 – Tạo sợi Acrylic
Polymer đầu vào phải có ít nhất 85% monome acrylonitrile. Khi tạo sợi, nhà sản xuất sử dụng phản ứng trùng hợp gốc tự do Polypropylene để tạo Acrylonitrile.
Các sợi polymer được hòa tan với dung môi mạnh, điển hình như NaSCN hoặc DMF. Sau đó, gel thu được sẽ trộn qua nhiều lỗ để tạo sợi. Chúng tiếp tục đông tụ trong dung dịch cùng dung môi hoặc làm bay hơi dung môi trong dòng khí trơ đã được làm nóng.
Bước 2 – Kéo sợi
Các sợi Acrylic thu được sẽ mang đi rửa sạch và kéo thành sợi dài, mỏng. Sau đó, loại sợi này mới được đến bước dệt thành vải Acrylic hoàn chỉnh.
Bước 3 – Dệt sợi
Các sợi Acrylic chất lượng sẽ có hai hướng đi, bao gồm tiêu thụ ngay trên thị trường hoặc dệt thành tấm vải/ sản phẩm tiêu dùng khác. Dù là lựa chọn nào, thành phẩm cuối cùng luôn được nhuộm màu, phủ một số hóa chất, nhất là chất chống cháy.
Đánh giá ưu và nhược điểm của chất liệu vải Acrylic
Vải Acrylic cũng giống như nhiều loại vải khác, chúng có không ít ưu và nhược điểm riêng. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về những ưu nhược điểm này, hãy cùng tham khảo nội dung sau đây:
Ưu điểm
Theo nhiều chuyên gia, chất vải Acrylic sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Vải có khả năng co giãn vừa phải, tạo sự thoải mái cho người mặc.
- Khả năng bám màu nhuộm tốt, giúp sản phẩm may mặc có màu sắc ấn tượng, ít bị phai màu sau thời gian dài sử dụng.
- Bề mặt vải khó bám bị, nhanh khô nên dễ vệ sinh, giặt giũ và phơi.
- Có khả năng chống nắng, chống tia UV tốt.
- Có khả năng giữ ẩm, giữ nhiệt nên thích hợp may trang phục dành cho mùa đông.
- Thành phần tổng hợp nên chi phí sản xuất thấp, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều người tiêu dùng.
- Vải có khả năng chống nhăn, chống co rút kể cả khi giặt máy nhiều lần.
Nhược điểm
- Khi dùng vải Acrylic trong thời gian dài, bề mặt vải có hiện tượng xù lông.
- Vải nóng, ít thoát mồ hôi nên không phù hợp mặc vào mùa hè hoặc cho các hoạt động vận động ngoài trời.
- Thành phần chủ yếu là nhựa nên vải dễ bốc cháy.
- Vào những ngày thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp, vải dễ bị tích điện.
- Thành phần polymer của vải phải mất rất lâu mới phân hủy hết, gây ô nhiễm môi trường.
Phân loại vải Acrylic
Dựa vào thành phần chất vải Acrylic mà loại vải này được chia làm 4 loại, bao gồm Acrylic 100%, Modacrylic, Nytril và Lastrile. Chi tiết về từng loại vải này như sau:
Acrylic
Vải sợi Acrylic (Acrylic nguyên bản) có thành phần chính là 85% monome acrylonitrile. Loại vải này có khả năng giữ ấm tốt, tạo được nhiều màu sắc khác nhau, bền màu và chống co rút cực hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu cọ xát vải mạnh và trong thời gian dài thì vải rất dễ bị xù lông, đứt sợi. Về ứng dụng, chất liệu Acrylic được dùng chủ yếu để dệt áo len, mũi len, khăn quàng và chăn ấm.
Modacrylic
Vải Modacrylic được kết hợp giữa một phần Acrylonitrile và một số loại polyme khác. Ưu điểm lớn nhất của loại vải này là khả năng chống nhăn, chống mài mòn và chống cháy. Bề mặt vải tương đối mịn (mịn hơn Acrylic nguyên bản).
Về ứng dụng, Modacrylic thường được dùng để sản xuất quần áo bảo hộ lao động bởi khả năng chống cháy, giảm nóng. Ngoài ra, vải cũng có thể may quần áo bảo hộ công nghiệp (tùy theo từng ngành nghề).
Nytril
Vải Nytril có thành phần chính là vinylidene dinitrile. Ưu điểm lớn nhất của loại vải này là khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của vải. Vải dùng lâu cũng ít mất form dáng. Tuy nhiên, Nytril rất khó nhuộm màu do bề mặt vải cứng, thô ráp. Do đó, hầu như vải Nytril chỉ được dùng để sản xuất thảm trải nhà.
Lastrile
Lastrile là loại vải kết hợp giữa hai thành phần diene và acrylonitrile. Loại vải này có khả năng co giãn rất tốt, độ co giãn có thể lên đến 50% mà vẫn không bị biến dạng. Về ứng dụng, Lastrile được sử dụng chủ yếu để may đồ lót hoặc bọc chăn ga.
Ứng dụng phổ biến của vải Acrylic trong đời sống hàng ngày
Vải Acrylic có nhiều ứng dụng trong đời sống, nhất là trong thời trang, trang trí nội thất, sản xuất phụ kiện và cả sản xuất lều trại. Cụ thể như sau:
Ứng dụng của chất liệu Acrylic trong thời trang may mặc
Trong lĩnh vực thời trang, vải Acrylic được sử dụng để may nhiều loại trang phục khác nhau như áo len, áo khoác, áo đồng phục spa hoặc các loại áo dành cho mùa đông, giữ nhiệt khác. Đặc biệt, len Acrylic được sử dụng rất nhiều bởi khả năng giữ ấm tốt, bề mặt vải tương đối mềm mịn, chống được nấm mốc.
Một số phụ kiện thời trang khác cũng được thiết kế từ vải Acrylic như khăn quàng cổ, găng tay, tất, khăn quàng spa… Những phụ kiện từ vải Acrylic này có khả năng giữ ấm, mềm mại mà giá thành rất phải chăng.
Ứng dụng trong trang trí nội thất gia đình, hàng quán
Ngoài lĩnh vực thời trang, vải Acrylic còn được sử dụng trong thiết kế nội thất. Chất liệu Acrylic rất bền màu, chống tia cực tím hiệu quả nên nhiều nhà thiết kế nội thất chọn làm rèm cửa, bọc ghế sofa.
Ngoài ra, do tính kỵ nước nên vải Acrylic còn được dùng làm thảm trải sàn, khăn trải bàn. Người dùng có thể sử dụng sản phẩm từ vải sợi Acrylic trong thời gian dài rồi mới cần giặt lại.
Ứng dụng trong sản xuất một loại phụ kiện
Chất liệu Acrylic có đặc tính dễ nhuộm màu nên nhiều nhà sản xuất sử dụng loại vải này để tạo may áo spa, tóc giả, mi giả hoặc các phụ kiện makeup khác. Những phụ kiện này có độ bóng đẹp, mềm vừa phải nhưng giá khá rẻ, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều khách hàng.
Ứng dụng sợi acrylic trong ngành sản xuất lều trại
Chất vải Acrylic rất bền bỉ trước tác động từ môi trường như nắng, gió, tia UV từ mặt trời,… do đó nhiều nhà sản xuất sử dụng loại vải này để làm lều trại chất lượng. Lớp vải chống thấm, chống nóng, cản ánh sáng là lựa chọn tuyệt vời để làm lều trại cho chuyến đi của bạn.
>>>Xem thêm: Bảng màu vải
So sánh chất liệu của vải Acrylic và vải Polyester
Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa chất vải Acrylic và vải Polyester bởi nhìn bề ngoài, chúng gần giống như nhau. Tuy nhiên, thực tế hai loại vải này có nhiều điểm hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:
Cấu tạo và tính năng
Nếu xét về cấu tạo, vải Acrylic và Polyester khá giống nhau vì cơ bản hai loại vải này đều là nhựa. Tuy nhiên, về cấu trúc sợi vải Acrylic và Polyester sẽ có chút khác biệt. Chính nhờ vào cấu trúc sợi của hai loại vải này hoàn toàn khác nhau nên tính năng của chúng cũng khác.
Cụ thể, khả năng cách điện của Acrylic tốt hơn rất nhiều nếu so với Polyester, sợi Acrylic dệt kín nên giữ ấm tốt, được dùng chủ yếu để may trang phục vào mùa lạnh. Trong khi đó, sợi Polyester lại linh hoạt hơn trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, người dùng có thể mặc trang phục may từ Polyester dành cho cả mùa đông lẫn mùa hè.
Độ bền chắc
Cả Acrylic và Polyester đều có khả năng chống sâu bọ, kể cả khi vải được pha thêm sợi tự nhiên như bông, len. Tuy nhiên, Acrylic lại rất dễ cháy, chống mài mòn và chống hóa chất kém hơn Polyester. Acrylic cũng dễ bị khô cứng sau một thời gian sử dụng hơn so với Polyester.
Tính bền vững và bảo quản
Cả vật liệu Acrylic và Polyester đều rất bền vững, thậm chí là bị xem là ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên. Phải mất gần 1000 năm để sợi Acrylic và Polyester phân hủy hoàn toàn, quá trình phân hủy cũng đi đôi với giải phóng độc tố ra ngoài môi trường.
Hướng dẫn người dùng bảo quản vải Acrylic
Mặc dù người dùng sau khi mua vải Acrylic sẽ không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề bảo quản, nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau để bảo quản loại vải này tốt nhất, bao gồm:
- Hạn chế vắt mạnh vải nhiều lần và trong thời gian dài để tránh chất liệu vải bị biến dạng.
- Ưu tiên chế độ giặt nhẹ bằng máy giặt hoặc giặt tay.
- Có thể sử dụng xả vải làm mềm nếu sợi Acrylic bị khô sau thời gian dài sử dụng.
- Ưu tiên giặt vải Acrylic bằng nước mát.
Nên tìm vải Acrylic chất lượng ở đâu?
Nhu cầu tìm mua vải Acrylic đang ngày càng gia tăng, nhất là những ai đang có nhu cầu may đồng phục giá rẻ nhưng vẫn muốn chất lượng vải hợp lý. Tại xưởng may Đồng Phục Sài Gòn, chúng tôi chuyên cung cấp nhiều mẫu đồng phục, trang phục dành cho công ty, doanh nghiệp, hội nhóm với nhiều chất vải khác nhau, trong đó có loại vải Acrylic.
Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn mang đến chất liệu vải bền đẹp, hình in, thêu sắc nét, đường may tỉ mỉ. Bề dày kinh nghiệm lâu năm với hàng trăm thợ may tay nghề cao, cung cấp sản phẩm chất lượng nhất.
Ngoài ra, khách hàng khi mua đồng phục từ vải Acrylic và các loại vải khác tại xưởng Đồng Phục Sài Gòn còn được đảm bảo:
- Giá cả đồng phục hợp lý, rẻ nhất trên thị trường hiện nay.
- Đường may mũi chỉ chỉn chu, không có chỉ thừa, đảm bảo trang phục đứng form dáng cho người mặc.
- Có đội ngũ thiết kế trang phục riêng, hoàn toàn miễn phí.
- Cam kết 100% sản phẩm không bị lỗi, nếu lỗi sẽ được bảo hành hoàn toàn.
- Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, tư vấn sản phẩm phù hợp cho khách hàng.
>>>Xem thêm bài viết mới:
- Vải Modal là gì? Tìm hiểu chi tiết từ A-Z về vải Modal
- Vải Cát Hàn là gì? Tính chất, phân loại, ưu và nhược điểm
- Tổng hợp 99+ mẫu đồng phục spa đẹp
Tổng kết
Vải Acrylic từ lâu đã được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế thời trang, nhất là trang phục đồng phục cho doanh nghiệp, hội nhóm. Bởi chất liệu này có giá cả hợp lý, chất lượng tương đối phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trang phục nào nên dùng loại vải này. Do đó, nếu bạn đang cần tư vấn thêm về vải Acrylic hoặc đồng phục, vui lòng liên hệ đến Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn qua website để được hỗ trợ sớm nhất.
Xin chào, tôi là Huỳnh Thị Phương Dung, một chuyên viên Digital Marketing đam mê với 2 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực viết nội dung cho ngành thời trang và may mặc. Tôi luôn cập nhật những xu hướng mới nhất trong ngành thời trang để mang đến cho khách hàng những nội dung bắt kịp thị hiếu. Góp phần giúp các thương hiệu thời trang xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng doanh thu thông qua nội dung chất lượng.
Hãy truy cập trang web để xem thêm các bài viết với nội dung mới nhất nhé!