Vải Modal là loại vải sinh học cao, làm từ cellulose tái chế của cây gỗ sồi. Vải có nguồn gốc tự nhiên nên có độ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, Modal còn có khả năng chống co rút sau khi giặt rất tốt, kháng khuẩn cao nên đang dần trở thành lựa chọn lý tưởng để may quần áo mặc hàng ngày hoặc đồ lót. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này, hãy cùng Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn tham khảo nội dung sau đây.
Tham khảo: 50+ Vải may đồng phục spa chất lượng nhất
Vải modal là gì?
Vải modal là một loại vải sinh học có nguồn gốc từ cellulose tái chế từ cây sồi, trong đó nhà sản xuất sẽ ưu tiên chọn những cây sồi cổ thụ được trồng trong các rừng sồi lớn ở Trung và Bắc Âu. Gỗ sồi sau khi được thu hoạch sẽ được chiết xuất cellulose và chuyển hóa thành dạng sợi dệt thông qua phản ứng hóa học.
Sau quá trình phản ứng tạo modal và kéo sợi, thành phẩm vải modal ra đời với đặc tính mềm mại, mịn, nhẹ nhàng khi chạm vào da. Chất vải co giãn vừa phải và nổi bật với khả năng kháng khuẩn rất tốt.
Lịch sử phát triển của vải modal
Chất liệu modal lần đầu tiên được phát triển từ khoảng những năm 30 của thế kỷ XX. Một số quốc gia phía Bắc Âu có nguồn nguyên liệu gỗ sồi dồi dào nên việc sản xuất vải modal được đẩy mạnh và phát triển.
Cho đến năm 1960, công ty Lezing AG trụ sở tại Áo đã phát triển loại sợi modal mạnh mẽ hơn, vải modal phát triển và dần được xuất khẩu sang các nước khác. Với khả năng ứng dụng cao, chất liệu modal dần phổ biến, được nhiều thương hiệu thời trang sử dụng để may trang phục lẫn các loại phụ kiện khác.
Quy trình sản xuất của chất liệu Modal
Hiện nay, quy trình sản xuất chất liệu modal trải qua 7 bước như sau:
- Bước 1 – Thu thập nguyên liệu: Cây gỗ sồi được trồng và thu hoạch, phần vỏ được lấy và xử lý để chiết xuất cellulose.
- Bước 2 – Chiết xuất cellulose: Vỏ cây gỗ sồi được xử lý và tách cellulose khỏi tạp chất. Quá trình chiết xuất cellulose cần sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau và công nghệ đặc biệt để thu được cellulose tinh khiết.
- Bước 3 – Hòa tan và xử lý: Cellulose được hòa tan trong dung môi để tạo thành một dung dịch cellulose.
- Bước 4 – Chế tạo sợi: Dung dịch cellulose được đẩy qua lỗ nhỏ để tạo sợi. Sợi này sau được ngâm trong dung dịch cồn để cứng lại, sẵn sàng cho quá trình dệt tiếp theo.
- Bước 5 – Dệt và hoàn thiện: Sợi cellulose modal dệt thành vải thông qua phương pháp dệt truyền thống hoặc hiện đại. Thành phẩm vải hoàn thiện, rửa và xử lý bề mặt để có đặc tính mềm mại, mịn và bền đẹp.
- Bước 6 – Hoàn thiện sản phẩm: Vải modal cuối cùng cần được in hoặc thêm các chất phủ để tăng tính chấm thấm nước, chống nhăn tùy vào ứng dụng của sản phẩm.
- Bước 7 – Kiểm tra và đóng gói: Thành phẩm vải modal cuối cùng được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra. Sau đó, nhà sản xuất sẽ đóng gói và giao hàng cho khách hàng.
Đặc tính của Modal
Chất liệu vải modal sở hữu nhiều đặc tính đặc biệt, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm lâu dài lẫn tạo sự thoải mái cho người mặc như:
Chống co rút
Modal là loại vải có khả năng chịu tác động ngoại lực tốt, chống co rút. Khả năng này của Modal là do thành phần cellulose có cấu trúc liên kết bền chặt giữa các phân tử, bề mặt vải khó bị bai nhão dù sử dụng vải trong thời gian dài. Chính bởi đặc tính này mà modal cũng đang dần thay thế cho cotton – Một loại vải có tính thoáng mát nhưng nhanh mất form, dễ co rút.
Khả năng thấm hút vượt trội so với Cotton
Modal là loại vải tổng hợp từ sợi tự nhiên nên có nhiều đặc tính gần tương đồng vải cotton như co giãn tốt, mềm mịn, thoáng mát. Ngoài ra, modal còn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như:
- Khả năng thấm hút cao hơn cotton đến 25% nên khả năng làm mát của modal tốt hơn, thấm mồ hôi hiệu quả.
- Vải modal sau khi giặt vẫn giữ nguyên form dáng, ít bị biến dạng như cotton.
- Thấm hút tốt nhưng thoát ẩm nhanh, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho người mặc.
Độ bền cao
Sợi modal có cấu trúc chắc chắn nên có tính bền cao, dù tiếp xúc với nước hay nhiệt độ cao. Nhờ vào độ bền này mà modal có thể chịu được sự hao mòn, duy trì chất lượng, tạo sự thoải mái khi mặc trang phục vải modal.
Thân thiện với môi trường
Nguồn gốc modal từ gỗ cây sồi và quá trình sản xuất cũng ít gây hại cho môi trường hơn cho nhiều loại vải khác. Ngoài ra, vải modal có khả năng phân hủy sinh học, giảm thiểu lượng rác thải dệt may.
Những ưu điểm và nhược điểm của vải modal
Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về modal, dưới đây là đánh giá ưu nhược điểm vải modal từ Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn:
Ưu điểm
Vải modal sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng chống co rút cao kể cả sau nhiều lần giặt.
- Kết cấu từ cellulose gỗ sồi dẻo dai, ít bị đứt, giãn sợi nên rất khó rách, hỏng vải.
- Vải không bị hầm nóng, thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
- Cảm giác sờ vào vải khá mềm mại, không gây kích ứng da.
- Màu nhuộm trên vải modal ít bị phai màu sau nhiều lần giặt, đảm bảo trang phục vẫn giữ nguyên màu thời gian dài.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, modal vẫn còn một số nhược điểm nhỏ như:
- Nếu vải dày, khả năng thoáng mát sẽ giảm đi, dễ tạo cảm giác bí nóng cho người mặc.
- Khả năng giữ nhiệt không quá cao nên không thích hợp may trang phục mùa đông.
- Vải modal sau thời gian dài sử dụng dễ bị xù lông.
- Việc khai thác gỗ sồi đang dần hạn chế nên vải modal cũng ít được sử dụng hơn.
Phân loại vải modal
Dựa vào tỷ lệ pha trộn mà chất liệu modal được chia làm nhiều loại như vải modal co giãn 4 chiều, modal cotton, modal spandex và modal 100%
Vải modal co giãn 4 chiều
Chất liệu vải modal co giãn 4 chiều được làm từ sợi cellulose cây sồi ngắn. Kết cấu vải mang đến cho người mặc cảm giác dễ chịu, thoải mái dù làm việc trong môi trường nóng bức. Độ nén và độ thủng của loại vải này ở mức vừa phải nhưng độ bền và độ đàn hồi lại khá cao, người dùng có thể mặc trong thời gian dài và trong các buổi hoạt động thể thao ngoài trời.
Vải modal thun kẻ sọc 4 chiều
Modal thun kẻ sọc 4 chiều có độ bền khá tốt với nhiều họa tiết kẻ sọc, kèm màu sắc đa dạng, thời trang. Loại vải này thường sử dụng chủ yếu cho thiết kế áo thun, váy đầm hoặc quần áo thời trang năng động, trẻ trung dành cho các bạn trẻ.
Vải modal cotton
Vải modal cotton là sự kết hợp của vải modal và cotton thoáng mát theo tỷ lệ 70:30 hoặc 80:20. Sự kết hợp giữa hai thành phần hoàn hảo này giúp chất liệu vải sau cùng có độ co giãn, mềm mại vừa phải. Chất liệu vải bền hơn, mềm hơn so với modal hay cotton và tất nhiên là giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều.
Vải modal spandex
Khác với vải modal và cotton, loại vải modal spandex có tỷ lệ kết hợp 93 – 97 sợi modal cùng 1 – 7 sợi spandex. Sự kết hợp này giúp chất vải có độ co giãn tốt, thấm hút mồ hôi cao nên nhiều xưởng chọn vải modal spandex để may đồ thể thao, đồ tập yoga,…
Vải modal 100%
Loại vải modal 100% có thành phần chính là sợi modal tự nhiên, hoàn toàn không pha với bất kỳ chất liệu nào khác. Do đó bề mặt vải có thể hơi “xù xì” nhưng khả năng thấm nước của vải rất tốt, mặc thoáng.
Ứng dụng của vải modal trong đời sống
Chất liệu modal thực chất được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang và công nghiệp khác. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết vải modal đều sử dụng trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm là chủ yếu.
Ứng dụng trong ngành may mặc
Nhóm ngành thời trang là nơi chất liệu modal được sử dụng nhiều nhất. Trong đó, vải modal được ứng dụng trong thiết kế nội y, tất, vớ, quần áo trẻ em, đồng phục spa hoặc trang phục dành cho người có làn da nhạy cảm. Tùy theo nhu cầu, một số xưởng may còn thiết kế áo thun đồng phục từ vải modal, giúp người mặc cảm thấy thoáng mát, dễ chịu.
Ứng dụng sản xuất chăn ga gối đệm
Chất liệu modal ngoài dùng làm quần áo, chúng còn được sử dụng trong thiết kế chăn ga gối đệm. Loại vải này có khả năng thấm hút tốt, không gây kích ứng da, nằm lên rất mát, phù hợp với thời tiết tại Việt Nam nên được nhiều gia đình lựa chọn.
Cách sử dụng và bảo quản vải Modal lâu bền
Mặc dù modal là loại vải có độ bền khá cao nhưng người dùng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau trong cách bảo quản và sử dụng chất vải modal, như:
- Không dùng nước quá nóng khi giặt chất liệu modal vì dễ làm phai màu vải hoặc làm vải biến dạng.
- Ưu tiên dùng túi giặt để hạn chế bột giặt bám lên bề mặt vải.
- Hạn chế dùng chất tẩy rửa mạnh để làm sạch vải. Thay vào đó, hãy dùng nước tẩy có chứa oxy để làm mềm và tan chất bẩn.
- Nên dùng tay giặt quần áo từ vải modal để tránh dùng lực quá nhiều trên vải, dễ làm mất form dáng trang phục.
Phân biệt vải Modal với một số loại vải tương tự
Nhằm giúp bạn dễ phân biệt modal cùng nhiều loại vải khác, Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn sẽ giúp bạn phân biệt giữa modal và một số loại vải khác ngay sau đây:
Sự khác nhau của vải Modal và vải Viscose là gì?
Nhìn chung, vải modal và viscose có cùng quy trình sản xuất. Tuy nhiên, chất liệu vải modal có quy trình nâng cấp hơn, sợi vải phải trải qua nhiều quá trình xử lý hơn để tăng tính nhẹ và dẻo dai. Ngoài ra, modal cũng thân thiện môi trường hơn viscose bởi viscose cần dùng đến NaOH trong quy trình sản xuất (NaOH là một chất hóa học dễ gây ô nhiễm môi trường).
Sự khác nhau của hai loại Modal và Lyocell (còn gọi là Tencel) là gì?
Cả modal lẫn lyocell đều thuộc dạng rayon hữu cơ nên có độ mềm mịn cao, vẻ ngoài sang trọng. Tuy nhiên, quy trình làm nên vải lyocell sẽ thân thiện hơn vì dung dịch sử dụng đều hữu cơ, an toàn hơn dung dịch trong quy trình sản xuất modal.
So sánh sự khác nhau giữa vải Modal và vải Bamboo
Cả vải bamboo lẫn modal đều sử dụng cellulose tự nhiên. Tuy nhiên, cellulose của modal là từ gỗ cây sồi, trong khi đó cellulose của bamboo là từ cây tre. Về tính năng, modal thoáng khí, mềm mịn, giữ màu tốt và ít bị nhăn hơn bamboo.
Nên tìm vải Modal chất lượng ở đâu?
Hiện nay, không ít người đam mê thời trang đang dần sử dụng trang phục may từ vải modal. Vậy vải modal giá bao nhiêu? Giá vải modal có đắt hơn vải khác không? và nơi nào may trang phục từ modal. Thực tế, Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn hiện đang là một trong những cơ sở may đồng phục có sử dụng vải modal cao cấp, uy tín nhất hiện nay.
Đơn vị Đồng Phục Sài Gòn có hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất, thiết kế áo đồng phục, trang phục cho doanh nghiệp với nhiều chất liệu vải khác nhau, trong đó có vải modal. Tại đây, giá vải modal luôn phải chăng, phù hợp với khả năng chi trả và nhu cầu may mặc của khách hàng.
Đến với Đồng Phục Sài Gòn, chúng tôi cam kết:
- Đội ngũ kỹ thuật viên tư vấn loại vải, trang phục phù hợp với nhu cầu của khách hàng tốt nhất.
- Giá cả cạnh tranh, được đánh giá hợp lý trên thị trường.
- Chất lượng trang phục tốt đến từng đường kim mũi chỉ bởi được may từ những người thợ lành nghề.
- Có chính sách đổi trả, may mới, đền bù,… nếu lỗi sản phẩm do xưởng hoặc giao nhầm hàng cho khách hàng.
- Thời gian chờ đợi may xong đồng phục chỉ khoảng 5 – 7 ngày với đơn đặt may lớn và 2 – 3 ngày đối với đơn hàng nhỏ.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Kết luận
Vải modal mềm mại, thấm hút tốt và được đánh giá là một trong những vật liệu có tiềm năng trong thay thế vải cotton. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về các loại trang phục may từ modal, vui lòng liên hệ đến Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn để được hỗ trợ chi tiết hơn.