Trong nhiều năm gần đây, chất liệu vải Bamboo ngày càng được sử dụng rộng rãi và ưa chuộng trong lĩnh vực thời trang. Bởi vì Bamboo là chất vải sở hữu nhiều đặc tính ưu việt vượt trội. Theo dõi bài viết này cùng Đồng Phục Sài Gòn để tìm hiểu chi tiết hơn về Bamboo cũng như tính ứng dụng của loại vải này.
Xem thêm: Top loại vải may áo sơ mi đồng phục mềm mại, thoáng mát
Chất liệu vải Bamboo là gì
Bamboo là chất liệu vải được làm từ sợi bamboo – một loại cây có thân tre, thuộc họ với tre. Chất liệu Bamboo sở hữu đặc tính mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí và thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, vải Bamboo không chỉ được sử dụng để sản xuất quần áo, đồ gia dụng mà còn dùng trong đồ nội thất.
Nguồn gốc của vải Bamboo
Chất liệu Bamboo bắt nguồn từ các nước Châu Á và dần dần phát triển sang các nước Châu Âu và Mỹ. Ban đầu người ta chỉ sử dụng bột gỗ của cây tre để sản xuất giấy thủ công. Thông qua sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến tạo ra sợi vải có khả năng thấm hút tốt.
Cho đến năm 1881, những người thợ dệt đã trộn thêm sợi len vào thành phần vải sợi Bamboo, nhờ đó sợi vải mềm mịn hơn. Đến năm 2000, quy trình sản xuất vải Bamboo được cải tiến, loại bỏ hết các vết keo tre, tẩy trắng sợi vải để tạo ra một chất liệu vải cao cấp trên thị trường.
Thành phần vải Bamboo
Sợi Bamboo được tổng hợp từ thành phần bột cellulose, chiết xuất từ sợi tre hòa cùng một vài chất phụ gia an toàn. Đồng thời, các loại vải Bamboo thừa hưởng các đặc tính tự nhiên của cây tre, tạo nên sợi vải bền vững, có tính kháng khuẩn tốt, chống tia cực tím và thân thiện với môi trường.
Đặc điểm của sợi Bamboo
Thông thường, cây tre có tính kháng khuẩn, kháng virus từ môi trường xung quanh tốt. Vì vậy, vải sợi Bamboo thừa hưởng các đặc tính của cây tre kết hợp với phân tử cellulose làm tăng khả năng kháng khuẩn gấp bội.
Theo thống kê tại Hiệp hội dệt may ở Nhật Bản, cho thấy sợi Bamboo có khả năng diệt khuẩn đến 99.8% các loại vi khuẩn gây bệnh. Hơn thế nữa, tính năng này sẽ vẫn duy trì và đảm bảo an toàn cho người dùng đến hơn 50 lần giặt.
Ngoài ra, quá trình sản xuất vải Bamboo hoàn toàn khép kín toàn bộ, mặt cắt ngang của sợi tre sẽ bao phủ các lỗ hổng nhỏ, mang lại khả năng hấp thụ độ ẩm tốt, thoáng khí. Trong tự nhiên, cây tre không cần chăm bón hay sử dụng chất hóa học, thuốc trừ sâu để phát triển nên đảm bảo thân thiện với môi trường.
Ưu và nhược điểm của vải Bamboo
Ngoài những đặc tính nổi bật, sợi Bamboo còn sở hữu cho mình nhiều ưu điểm, nhược điểm như:
Ưu điểm của vải Bamboo
- Khả năng hút ẩm và thấm hút mồ hôi tốt. Nhờ hệ thống lỗ nhỏ li ti bên trong cấu trúc sợi vải, tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người dùng.
- Thân thiện với môi trường: Tre là loài thực vật có thể phát triển khỏe mạnh trong môi trường tự nhiên mà không cần bất kỳ chất xúc tác nào.
- Không gây kích ứng cho da: Các sợi vải Bamboo được cấu tạo trơn tru, mềm mịn, giảm thiểu tối đa lực ma sát với da, đặc biệt các làn da nhạy cảm, da em bé.
- Khả năng kháng khuẩn và khử mùi hiệu quả nhờ hợp chất sinh học tích hợp sẵn trong cây tre tự nhiên cũng như thành phần cellulose.
- Sợi Bamboo có độ bền cao: Với cấu tạo được đan từ nhiều sợi vả chồng lên nhau, giúp vải giảm thiểu khả năng xù lông, bề mặt vải bị nhăn.
- Khả năng chống tia UV cao: Giúp bảo vệ làn da tránh khỏi ánh nắng mặt trời cũng như các bệnh về da.
Nhược điểm của vải Bamboo
- Sau mỗi lần giặt, sợi vải dễ co lại.
- Vải sợi Bamboo có khả năng làm khô thấp hơn các loại vải thông thường.
- Giá thành vải cao hơn so các loại vải khác.
Phân loại vải Bamboo và cotton
Trên thực tế, vải cotton hay Bamboo đều có nhiều loại khác nhau và có nhiều đặc điểm, tính chất hoàn toàn không giống nhau. Bởi vì trong quá trình sản xuất, người ta đã bổ sung nhiều thành phần khác để tạo ra nhiều loại vải với đặc tính khác nhau. Nếu như bạn mua vải Bamboo và cotton có thể chọn những loại vải chính và phổ biến trên thị trường như:
- Bamboo: Vải thun, vải sợi, vải tre Bamboo, Bamboo cotton, Bamboo spun.
- Cotton: Cotton USA, cotton Poly, cotton lụa, cotton satin, cotton Borip,…
Ứng dụng của vải Bamboo
Dựa vào nhiều ưu điểm nổi bật, vải sợi Bamboo được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Sản xuất quần áo
Với khả năng kháng khuẩn, hút ẩm, khử mùi tốt, vải Bamboo được người tiêu dùng đánh giá là một trong những top vải may áo sơ mi đồng phục nam nữ đẹp nhất hiện tại. Bên cạnh đó, Bamboo đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm, da trẻ em nên được sử dụng để may đồ em bé.
Sản xuất đồ nội thất
Bamboo không chỉ là chất liệu vải dùng trong lĩnh vực thời trang, mà còn sử dụng để may rèm cửa, khăn trải bàn và các đồ dùng trang trí nội thất sang trọng.
Sản xuất chăn ga gối đệm
Với khả năng thấm hút và kháng khuẩn tốt, lành tính, chất liệu Bamboo được ứng dụng dùng để sản xuất nhiều mẫu mã chăn ga, gối đệm tinh tế. Tuy nhiên giá vải Bamboo khá đắt nên chi phí sản xuất chăn ga gối đệm sẽ cao hơn so với các loại vải thông thường.
Cách bảo quản vật dụng bằng vải Bamboo
Để giữ cho các vật dụng bằng vải sợi Bamboo có tuổi thọ cao nhất, giữ form dáng chuẩn, bạn cần:
- Giặt bằng các hợp chất dịu nhẹ, ít clo, tránh sử dụng chất tẩy trắng, trong điều kiện nước lạnh để hạn chế việc phai màu.
- Nên giặt bằng tay, nhẹ nhàng, không chà xát mạnh, hạn chế khả năng xù lông, tạo nếp nhăn trên bề mặt vải.
- Nên phơi ở những nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Tổng kết
Ngày nay, vải Bamboo là chất liệu vải dẫn đầu xu hướng may mặc và được người tiêu dùng đánh giá cao. Bởi vì chất vải này mang lại cho người dùng khả năng lành tính, kháng khuẩn, hút ẩm tốt. Xưởng may áo thun, trang phục công sở – Đồng Phục Sài Gòn hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật thêm một loại vải mới, cũng như lựa chọn loại vải may đồng phục phù hợp với nhu cầu.