Tìm kiếm
Close this search box.

Vải cá sấu mè là gì? Ưu và nhược điểm của vải cá sấu mè

Chất vải cá sấu mè truyền thống hiện nay trên thị trường được không ít đơn vị sử dụng để may áo đồng phục, áo thun, polo mặc hàng ngày. Tuy nhiên, việc bảo quản, giặt vải cá sấu mè cũng cần người dùng lưu ý một số vấn đề. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này, hãy cùng Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn tham khảo nội dung dưới đây.

Vải cá sấu mè là gì?

Vải cá sấu mè là loại vải được dệt kim đan trên máy hai giường kim. Do kiểu dệt này mà chất vải có hai mặt hoàn toàn khác nhau, một mặt vải sẽ bằng phẳng, trơn láng như dệt single jersey hay interlock. Còn mặt còn lại sẽ có hiệu ứng mè đặc trưng với nhiều điểm nổi và lõm đan xen nhau, tạo hình ovan.

Về chất liệu, vải cá sấu mè được dệt chủ yếu từ sợi polyester, bề mặt có nhiều lỗ nhỏ li ti nên chất vải rất thông thoáng, nhẹ nhàng, thoát ẩm tốt, nhanh khô và không bám dính cơ thể. Do đó, loại vải này cực kỳ phù hợp để làm vải may đồng phục như: quần áo thể thao, áo đồng phục hoặc các loại trang phục thường ngày khác.

vải cá sấu mè
Vải cá sấu mè chủ yếu được dùng để may đồ thể thao

Bảng màu vải cá sấu mè của Đồng Phục Sài Gòn

Bảng màu vải cá sấu mè
Bảng màu vải cá sấu mè

Phân loại vải cá sấu mè

Hiện nay, nhiều nhà xưởng có cách phân loại vải cá sấu mè dựa vào nguyên liệu và độ co giãn. Chi tiết về hai cách phân loại này như sau:

Phân loại theo nguyên liệu

Dựa theo cách phân loại vải cá sấu mè theo nguyên liệu, có hai loại vải cá sấu mè là vải cá sấu mè poly và vải cá sấu cotton back:

  • Vải cá sấu mè poly: Vải được dệt từ 100% polyester, cả 2 mặt vài đều là sợi DTY, mặt vải hoàn toàn bóng láng, không có hiện tượng xù lông. Chất vải nhẹ, thoáng khí, bền màu, có khả năng kháng khuẩn và chống nấm tốt. Nhược điểm duy nhất là khả năng thấm hút mồ hôi của vải khá kém.
  • Vải cá sấu cotton back: Vải được dệt kết hợp giữa sợi poly DTY và sợi cotton. Bề mặt vải láng như kiểu dệt interlock của vải thường là sợi cotton, có xù. Mặt còn lại mè cá sấu là từ sợi polyester DTY bóng láng nhưng xù. Chất vải có độ thoáng khí tốt hơn vải mè poly, thấm hút mồ hôi tốt và có độ bền cao.

Phân loại theo độ co giãn

Trong cách phân loại vải theo độ co giãn, vải cá sấu mè chia làm 2 loại là vải 2 chiều và vải 4 chiều:

  • Vải 2 chiều: Vải có giá thành rẻ, không có spandex, có thể kéo dãn 2 chiều nên chủ yếu dùng để may các trang phục không yêu cầu co giãn nhiều như áo polo, áo thun cơ bản. Áo giữ được form dáng tốt tuy nhiên chất vải khá nóng.
  • Vải 4 chiều:Thành phần vải được cài thêm sợi spandex để tăng độ co giãn nên chất vải có thể co giãn 4 chiều, giúp người mặc thoải mái, linh hoạt. Hầu như vải cá sấu mè 4 chiều chủ yếu dùng để may trang phục thể thao, đồng phục hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, độ bền vải khá thấp, dễ bị biến dạng sau thời gian sử dụng.
vải cá sấu mè
Có nhiều loại vải cá sấu mè khác nhau

Ưu và nhược điểm của vải cá sấu mè

Nhằm giúp bạn đánh giá khách quan hơn về chất liệu vải cá sấu mè, dưới đây là thông tin về ưu nhược điểm của loại vải này:

Ưu điểm

Loại vải cá sấu mè được sử dụng vô cùng phổ biến trong may mặc, nhất là các loại đồng phục phổ thông hiện nay. Chất vải cá sấu mè có nhiều ưu điểm đặc biệt như:

  • Cấu trúc vải lồi lõm với nhiều lỗ trên mặt nên vải khá nhẹ, xốp, tạo sự thoáng khí và thoát ẩm tốt. Khi giặt sẽ nhanh khô và thoải mái khi vận động.
  • Vải có khả năng bắt màu tốt, bền màu qua nhiều lần giặt, kể cả khi phơi dưới trời nắng trong nhiều năm. Vải cũng khó bị xù lông sau một thời gian dài sử dụng.
  • Vải có khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc nên góp phần bảo vệ sức khỏe người mặc, nhất là những ai có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng.
  • Vải ít thấm nước, tiết kiệm thời gian phơi, sử dụng được hằng ngày.
  • Chất vải linh động, có thể may được nhiều trang phục, điển hình như đồng phục vải cá sấu mè, áo polo, áo thun,…
  • Giá thành vải khá rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng (tuy nhiên vải cá sấu mè cotton back sẽ cao hơn vải cá sấu mè 100% poly).

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm vượt trội ở trên, chất vải cá sấu mè còn có một số nhược điểm nhỏ như:

  • Vải dễ bị móc xước trong quá trình sử dụng hoặc giặt giũ, gây mất thẩm mỹ cho người mặc.
  • Đối với loại vải 4 chiều, giá thành khá cao nhưng người mặc lại có nhiều lựa chọn khác tốt hơn.
  • Sợi poly của vải dễ bị biến đổi màu nếu ủi vải ở nhiệt độ cao.

Ứng dụng của vải cá sấu mè trong ngành may

Trong ngành may mặc, ứng dụng của vải cá sấu mè khá đa dạng. Hầu hết xưởng may sẽ sử dụng loại vải này có thể sử dụng cho những loại áo sau:

  • Ao thun vải cá sấu mè: Áo thun hầu hết đều sử dụng vải cá sấu mè bởi vải có khả năng in ấn tốt, màu sắc lên áo tươi sáng và bền màu. Hình in lên áo thun vải cá sấu mè rõ nét, form dáng đẹp, bền dù giặt với máy giặt nhiều lần.
  • Áo đồng phục công ty và học sinh: Đồng phục công ty và học sinh thường yêu cầu tính linh hoạt, thoải mái cho người mặc. Trong khi đó, vải cá sấu mè có cấu trúc thoáng khí, khô nhanh, thích hợp để đặt áo đồng phục cho công ty, công sở, thể thao.
  • Áo sự kiện: Đồng phục vải cá sấu mè dành cho sự kiện có chất vải mỏng, thoáng mát. Người mặc cảm giác thoải mái, dễ vận động cho hoạt động sự kiện, nhất là sự kiện ở ngoài trời.
  • Áo thể thao năng động: Những người mặc áo thể thao thường hoạt động nhiều, đổ mồ hôi. Loại vải cá sấu mè lại có khả năng hấp thụ mồ hôi tốt, co giãn cao nên thường dùng để may đồ thể thao.
  • Áo mặc trong công sở: Nếu môi trường công sở không yêu cầu mặc áo sơ mi thì áo thun công sở từ vải cá sấu mè cũng là lựa chọn hoàn hảo. Áo thun công sở vẫn đảm bảo độ lịch sự, chuyên nghiệp và thoải mái cho cả ngày làm việc.
áo thun cá sấu mè
Vải cá sấu mè được sử dụng phổ biến trong may mặc đồng phục

Cách giặt áo thun vải cá sấu mè

Trong quá trình sử dụng, việc làm sạch, vệ sinh vải cá sấu mè cũng cần được chú trọng. Dưới đây, Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn sẽ hướng dẫn bạn cách giặt đúng cách cho loại vải này:

  • Giặt áo lần đầu: Trong cách bảo quản vải cá sấu mè, lần đầu giặt cần vò bằng tay nhẹ với xà phòng và nước giặt. Không giặt chung với các loại quần áo dễ bị loang màu khác.
  • Chú ý đến nhiệt độ nước giặt: Nhiệt độ nước giặt từ 40 độ C trở xuống là phù hợp nhất, tránh sợi vải giãn và mất độ đàn hồi.
  • Hạn chế dùng thuốc tẩy mạnh: Không đổ xà phòng hoặc nước tẩy mạnh trực tiếp lên vải. Thay vào đó, chỉ dùng nước giặt có độ trung tính, bảo vệ sợi vải và màu sắc của vải.
  • Dùng một ít nước giặt chuyên dụng pha loãng với nước rồi mới chà lên vết bẩn: Đối với vết bẩn dầu mỡ, cứng đầu, có thể pha loãng dung dịch tẩy ra và chà lên vết bẩn, cách này sẽ hạn chế tối đa việc làm hỏng bề mặt vải.
  • Phơi vải ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp: Sau khi giặt xong, hãy lộn trái áo lại và phơi trong bóng râm. Cách này sẽ giúp giữ màu sắc áo tốt nhất.
giặt vải vải cá sấu mè
Cách giặt đúng cách nhất là dùng dung dịch tẩy rửa đổ vào vết bẩn lâu năm để làm sạch hiệu quả

Cách bảo quản vải cá sấu mè

Đối với cách bảo quản vải cá sấu mè, người mặc cần lưu ý đến một số vấn đề sau để dùng áo trong thời gian dài hiệu quả:

Sử dụng máy sấy mà không làm hại vải cá sấu mè

Máy sấy rất dễ làm hỏng chất vải cá sấu mè nếu dùng ở nhiệt độ cao. Do đó, nếu cần áo gấp, có thể sấy áo ở nhiệt độ thấp hoặc phơi trước gió mát. Cách làm này giúp áo tránh bị co giãn, biến dạng làm mất form áo.

Tránh các tác nhân gây hại

Nhiều tác động từ môi trường bên ngoài có thể làm hại chất vải cá sấu mè. Do đó, người mặc cần hạn chế dây hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất độc hại, chất tẩy lên áo. Đồng thời, tránh dùng áo trong môi trường ẩm thấp, nhiều ánh nắng chiếu trực tiếp vào áo.

Trong trường hợp cần phải hoạt động ngoài trời, tham gia nhiều hoạt động khiến áo dính nhiều mồ hôi hoặc bùn đất, có thể giặt áo ngay sau khi về nhà. Trước tiên hãy ngâm áo với nước rồi mới bắt đầu giặt như các chỉ dẫn ở trên để bảo vệ áo.

Kiểm tra thường xuyên

Sau mỗi buổi hoạt động ngoài trời, vui chơi hoặc vận động mạnh, người mặc áo có thể kiểm tra áo để phát hiện sớm các vết rách hoặc xước, hỏng hóc áo hoặc bung chỉ áo. Nếu vết rách nhỏ, có thể vá lại kịp thời, tránh áo bị hư nghiêm trọng hơn khi dùng trong thời gian dài.

Làm mờ các vết bẩn cứng đầu

Chất liệu vải cá sấu mè mặc dù khá bền, dễ vệ sinh dù áo bị dây vết bẩn khó tẩy. Tuy nhiên, nếu dùng lực lên áo quá nhiều thì áo vẫn có nguy cơ hỏng, mất form áo chuẩn. Do đó, khâu xử lý vết bẩn cần cực kỳ tỉ mỉ.

Khi giặt áo, hãy chà nhẹ nhàng với chất tẩy rửa. Có thể ngâm áo trước để làm loãng vết bẩn, việc tẩy đi số vết bẩn còn lại sẽ dễ dàng hơn, không ảnh hưởng nhiều đến sợi vải.

bảo quản vải cá sấu mè
Khi giặt áo cần nhẹ nhàng, có thể dùng cách giặt tay

Tổng kết

Vải cá sấu mè nhìn chung được sử dụng rất nhiều trong may đồng phục, áo thun,… Do đó, việc vệ sinh, bảo quản áo may bằng chất vải này rất quan trọng. Ngoài ra, việc chọn một đơn vị cung cấp áo thun với chất vải cá sấu mè đẹp, chuẩn cũng rất quan trọng. Nếu khách hàng đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về loại vải này, vui lòng liên hệ đến Xưởng may Đồng Phục Sài Gòn để được hỗ trợ chi tiết hơn.

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi
Chính sách chiết khấu lên đến 50% cho những đơn hàng lớn.
Click báo giá ngay!