Vải cotton đã trở thành một trong những loại vải được ưa chuộng nhất trong ngành may mặc, vì những đặc tính vượt trội của nó như thoáng mát, đa dụng và bền bỉ. Nhưng, bạn đã thực sự hiểu về loại vải này chưa? Và có biết cách nhận biết quần áo may bằng vải cotton hay không? Nếu chưa, hãy cùng Đồng Phục Sài Gòn khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Toggle1. Tìm hiểu chung về chất liệu Cotton
Vải cotton là loại vải được dệt từ sợi bông tự nhiên, trong quá trình sản xuất kết hợp thêm một lượng nhỏ các chất hoá học khác để tạo nên thành phẩm vải hoàn chỉnh.
Điểm nổi bật của cotton là khả năng thấm hút và thoáng khí tốt, điều này làm cho nó trở thành một chất liệu vải thoáng mát và thích hợp cho mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm.
Với đặc tính bền, chống mài mòn và chống lại các vết bẩn, nấm mốc, vải Cotton đã trở thành một trong những loại vải phổ biến nhất trong ngành may mặc và là lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm thời trang công sở như may áo thun đồng phục công ty, mũ, tất cùng nhiều sản phẩm công sở khác.
2. Ưu điểm và nhược điểm của chất vải Cotton
Ưu điểm
- Vô cùng thân thiện với môi trường: vì được làm từ sợi bông, có khả năng tự phân hủy trong thời gian ngắn và không gây hại đến thế giới tự nhiên. Ngoài ra, Cotton cũng được sử dụng hiệu quả như một nguồn tài nguyên tái sử dụng.
- Co giãn tốt: quần áo được may từ vải Cotton thường có độ bền cao hơn so với các loại sợi khác. Điều này cũng giúp quần áo Cotton nhanh khô và phẳng phiu hơn.
- Vải Cotton rất an toàn cho làn da: ngay cả da nhạy cảm nhất như trẻ em và những người có vấn đề về da liễu. Do đó, vải Cotton là một lựa chọn tốt cho những người muốn chọn quần áo thoải mái và an toàn cho sức khỏe.
- Thoáng khí, lưu hương: tính hút ẩm tốt của vải Cotton giúp làn da luôn khô ráo, dễ chịu và giữ được mùi thơm khi mặc. Vì thế, trang phục Cotton luôn được lựa chọn sử dụng trong thời tiết nắng nóng như mùa hè.
Nhược điểm
- Mặc dù vải Cotton 100% có chất lượng tốt và tính đa dụng nhưng giá thành của nó thường cao hơn so với các loại vải khác.
- Bề mặt của chất liệu Cotton có thể hơi cứng, thường được sử dụng phổ biến trong thời trang nam giới.
- Khi dùng vải Cotton để may quần áo cho phái nữ, thường phải kết hợp thêm sợi Spandex để chất vải được mềm mại hơn và ôm sát hơn với dáng người. Điều này giúp quần áo có độ co giãn tốt hơn và tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
Tùy vào từng mục đích sử dụng, người tiêu dùng có thể lựa chọn giữa vải cotton 100% hoặc vải cotton kết hợp với sợi spandex để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất.
3. Vải Cotton có những loại nào?
Vải cotton 100%
- Cấu tạo: Vải này được làm từ 100% sợi bông tự nhiên, kết hợp với một số hoá chất để tăng độ bền và thời gian phân huỷ.
- Ưu điểm: Vải Cotton 100% an toàn cho da, thấm hút mồ hôi tốt, bền và dễ nhuộm màu, phù hợp cho ngành may mặc.
- Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với các loại vải khác, khá cứng và thô ráp, thường được sử dụng cho nam giới.
Vải cotton 65/35 (CVC)
- Cấu tạo: Vải này là sự kết hợp giữa 65% sợi bông tự nhiên và 35% sợi nhân tạo Polyester (PE).
- Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn so với vải cotton 100%, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ bền và an toàn cho da.
- Nhược điểm: Thấm hút mồ hôi kém hơn so với vải cotton 100%.
Vải cotton 35/65 (Tici)
- Cấu tạo: Vải Cotton Tici có 35% sợi bông tự nhiên (Cotton) và 65% sợi Polyester hay Poly. Tỷ lệ giữa Cotton và Polyester tạo nên sự đa dạng trong mục đích sử dụng.
- Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn so với vải Cotton 65/35 và Cotton 100%, độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt.
- Nhược điểm: Tính năng thoát khí không bằng nếu so với 2 loại vải nói trên, dễ bị nhăn khi bị tác động hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao và phân huỷ nhanh trong môi trường có tính axit.
Vải cotton USA (Cotton Mỹ)
- Cấu tạo: Cotton USA được sản xuất từ sợi bông tự nhiên cung cấp bởi Hiệp hội bông Quốc tế Mỹ. Sau khi ra đời đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và được áp dụng rất nhiều trong may mặc.
- Ưu điểm: Loại vải này co giãn tốt hơn các loại vải khác và được ưa chuộng vì màu sắc đa dạng và thấm hút mồ hôi tốt.
- Nhược điểm: Độ thô ráp của Cotton USA hơi cao hơn so với các dòng Cotton nguyên bản khác, nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến người dùng.
Vải cotton Poly
Cotton Poly được phân biệt bằng cách sử dụng sợi Poly hay PE. Loại vải này thường được pha trộn với Polyester như Cotton TC, Cotton Tici v.v. với tỷ lệ khác nhau, dẫn đến giá thành cũng có sự khác biệt. Tỷ lệ thành phần Cotton : Poly phổ biến nhất là 80:20; 35:65; 60:40 v.v.
- Ưu điểm: Cotton Poly mềm mịn, mỏng nhẹ, ít bị xù lông khi sử dụng, độ bền được đánh giá tốt hơn so với Cotton PE, có thể giặt bằng máy.
- Nhược điểm: Độ thông thoáng kém hơn và khả năng thấm hút mồ hôi giảm đi khi tỷ lệ Cotton trong vải ít hơn. Cotton Poly cũng không bền màu tốt khi ngâm bột giặt quá lâu và dễ hư hỏng khi phơi ở nhiệt độ cao.
Vải cotton Satin
Cotton Satin là loại vải Cotton truyền thống được dệt bằng kỹ thuật Satin, tạo ra các vân đoạn xen kẽ nhau. Còn có tên gọi khác là Cotton Sateen, Cotton Satinh, Cotton Satanh…
- Ưu điểm: Vải Cotton Satin mềm mịn, thoáng khí và thấm hút tốt nhờ cách dệt độc đáo mang lại cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Nhược điểm: Độ bóng của Cotton Satin khá cao nên yêu cầu sự cẩn thận, chỉn chu và tập trung cao độ khi dệt và may.
Vải cotton lụa
Cotton lụa là sự kết hợp của sợi bông cotton và Silk (lụa tơ tằm) với tỷ lệ thường là 90% cotton và 10% Silk.
- Ưu điểm: Loại vải này mềm mại, bóng, có khả năng hút ẩm tốt và dễ làm sạch. Khi dùng để may trang phục sẽ mang lại vẻ lịch sự, trang trọng và cao quý trong khi giá cả lại không quá đắt đỏ.
- Nhược điểm: Cotton lụa đòi hỏi kỹ thuật dệt và may cao hơn, khá dễ nhăn nhàu và kém bền nếu so sánh với vải nhân tạo.
Vải cotton Borip
Cotton Borip là loại vải có bề mặt giống áo len, co giãn tốt và thường được gọi là vải gân, vải bo hoặc vải bo gân. Ban đầu, vải Borip được làm từ 100% Cotton, nhưng hiện nay để giảm chi phí sản xuất, chúng thường bị làm nhái.
- Ưu điểm: Độ đàn hồi và co giãn tốt, rất thích hợp sử dụng trong các công việc cần vận động mạnh, tốn sức lực.
- Nhược điểm: Cách dệt khá cầu kỳ và thường chỉ được sử dụng trong may quần áo mùa đông. Giá thành cao cũng là một hạn chế của loại vải này.
Vải cotton pha Spandex
Cotton pha Spandex là chất liệu vải được kết hợp giữa Cotton và sợi Spandex. Sợi Spandex là loại sợi nhân tạo có độ đàn hồi cao, nhẹ, mềm, dễ nhuộm màu và chống bào mòn tốt.
- Ưu điểm: Loại vải này co giãn cực tốt và có khả năng thấm hút mồ hôi, kháng khuẩn. Ngoài ra, nó cũng đảm bảo độ bền và giữ màu tốt, cho phép giặt máy.
- Nhược điểm: Vải Cotton Spandex chịu nhiệt và phân huỷ kém, không tốt cho môi trường.
Vải cotton Ai Cập
Cotton Ai Cập là loại vải có nguồn gốc từ sợi bông của Bắc Mỹ, nhưng được trồng ở Ai Cập với khí hậu thuận lợi để phát triển cây bông ELS, được ưu ái với tên gọi “Vua Cotton”.
- Ưu điểm: Loại vải này có màu sắc đa dạng, độ bền màu và khả năng thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết.
- Nhược điểm: cảm giác khá cứng và thô ráp tương tự các loại vải 100% Cotton khác.
Vải cotton nhung
Cotton Nhung là loại vải được kết hợp giữa sợi tơ tằm và sợi tơ nhân tạo, còn Cotton nhung là sự trộn lẫn giữa Cotton và nhung.
- Ưu điểm: Cotton nhung mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, độ bền và tính thẩm mỹ cao. Giá thành sản phẩm từ loại vải này cũng không quá đắt và phù hợp với nhiều đối tượng.
- Nhược điểm: Khó làm sạch khi vải bị bám bẩn.
3. Một số cách giúp nhận biết vải Cotton
Dùng tay sờ và cảm nhận vải
Khi sờ vào vải Cotton, bạn sẽ cảm thấy mềm mịn, đó là cảm giác đặc trưng của loại vải này. Bạn cũng có thể vò mạnh tấm vải và quan sát xem nó có nhàu không. Nếu vải Cotton pha trộn với những loại sợi khác, khi vò vải sẽ khó bị nhàu so với Cotton nguyên chất.
Đốt vải để kiểm tra
Nếu bạn vẫn không chắc chắn, bạn có thể đốt một mẩu vải nhỏ để biết chính xác. Vải Cotton 100% không có mùi khét khi đốt. Nếu mùi khói giống như mùi gỗ thì chứng tỏ đây là dấu hiệu của vải Cotton chất lượng.
Quan sát tính thấm nước của vải
Vải Cotton 100% thường thấm nước và tràn đều bề mặt. Trong khi đó, những loại vải có pha trộn thường thấm nước chậm hơn rất nhiều.
4. Những lưu ý khi giặt trang phục Cotton
Dưới đây là những lưu ý khi giặt áo thun được may bởi vải cotton.
- Không ngâm lâu trong các chất giặt tẩy mạnh.
- Phân loại quần áo theo màu sắc trước khi giặt, để riêng các quần áo dễ ra màu.
- Lộn trái quần áo khi cho vào máy giặt và khi phơi để hạn chế phai màu.
- Giũ trước khi phơi để giữ trang phục ít bị nhăn.
- Tránh phơi quần áo dưới trời nắng gắt, nhiệt độ quá cao mà nên phơi ở nơi thoáng mát.
5. Giải đáp các thắc mắc thường gặp về vải Cotton
Cotton được đánh giá có độ co giãn tốt. Nhưng mức độ cũng sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào tỷ lệ của Cotton trong thành phần vải. Cụ thể, độ co giãn của vải sẽ giảm dần theo thứ tự: vải 100% Cotton, vải 65/35, vải 35/65.
Các loại vải Cotton hầu như đều thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt là vải Cotton 100%. Vì thế, không hề tạo cảm giác nóng nực, bức bối cho người mặc, rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời hoặc môi trường làm việc có nhiệt độ cao. Có một lưu ý nhỏ dành cho bạn khi lựa chọn quần áo, đó là nên chọn loại vải mà Cotton chiếm phần lớn trong cấu tạo để có thể tận dụng hiệu quả ưu điểm, đem đến sự thoải mái tối đa khi mặc.
Một điều đương nhiên là vải Cotton sẽ có hiện tượng xù lông khi dùng, phụ thuộc nhiều vào chất liệu và phương pháp dệt vải:
- Chất liệu: Đối với vải 100% Cotton chỉ nên giặt tay không nên dùng máy vì vải rất dễ bị xù lông sau thời gian ngắn.
- Phương pháp dệt: Nếu thành phẩm mỏng, kém chất lượng thì vải Cotton rất nhanh sẽ bị xù lông vì thế nên lựa chọn thật kỹ lưỡng để có được chất liệu vải Cotton tốt nhất.
Kết luận
Nhìn chung, vải Cotton là một trong những loại vải phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng để làm quần áo và nhiều sản phẩm khác. Để nhận biết vải cotton, bạn có thể thực hiện ba cách đơn giản mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Hãy cẩn thận khi mua hàng và đảm bảo rằng bạn đang mua đúng loại vải Cotton chuẩn, để đảm bảo sự thoải mái và sự hài lòng khi sử dụng. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với Đồng Phục Sài Gòn bạn nhé.